Mục đích và cách xác định kích thước phong thủy - lọt gió ?
Sử dụng kích thước phong thủy khi nào ?
Hiện nay, nhiều gia chủ khi xây nhà thường tự sắm cho mình cây thước có in các vạch đen đỏ, gặp bất kỳ khu vực nào trong ngôi nhà cũng đo kiểm tra, mong muốn mọi thứ phải vào được cung tốt (màu đỏ), gây khó khăn không ít cho các nhà chuyên môn, ảnh hưởng đến kỹ thuật và mỹ thuật công trình. Điều đáng lưu ý ở đây là việc áp dụng kích thước lỗ ban cho những khu vực, chi tiết nào trong nhà để đạt sự hợp lý, đảm bảo nguyên tắc phong thùy, không sa đà quá vào những tiểu tiết mê tín.
Nguyên tắc áp dụng thông thường khi muốn ngôi nhà đi theo phong thủy là: Môn – Táo – Chủ: ba cấp độ này ưu tiên đi từ Môn (hệ thống cửa); Táo (kích thước bếp) và sau cùng là Chủ nhà.
Trong bài viết này sẽ đề cấp đến vấn đề phong thủy cho hệ thống cửa đi (cửa gỗ, cửa kính, cửa nhôm, cửa nhựa,…..)
Đo kích thước phong thủy hay đo kích thước phủ bì cửa (cửa gỗ, cửa kính, cửa nhôm, cửa nhựa,…..) ?
Kích thước phong thủy cho cửa đi (cửa gỗ, cửa kính, cửa nhôm, cửa nhựa,…..) hay còn gọi là kích thước lọt gió thông thủy của cửa cho khí đi qua. Tức là đo khoảng trống (phần tĩnh ỗn định) chứ không phải đo phần cánh cửa (phần mở mang tính động).
Cụ thể là bạn sẽ đo phần nhỏ nhất của phần lọt lòng gió. Về chiều cao, cần tính và đo khoảng lọt lòng gió từ sàn hoàn thiện đến phần thấp nhất của khuôn bao bên trên.
Những khung cửa (cửa gỗ, cửa kính, cửa nhôm, cửa nhựa,…..) không có cánh cũng có phần lọt gió nhỏ nhất và cố định như đã nêu trên. Đối cửa có phần lật hoặc cố định bên trên, kích thước phong thủy chỉ tính với phần khung có cánh mở được bên dưới.
Cách tính này sẽ đảm bảo các hệ thống cửa đi (cửa gỗ, cửa kính, cửa nhôm, cửa nhựa,…..) của gia đình bạn vẫn giữ được sự thẩm mỹ, hài hòa và tương quan với ngôi nhà, miễn sao phần mở cửa để đi lại theo kích thước phong thủy, những phần chung quanh chỉ đóng vai trò lấy sáng, thông thoáng như cửa sổ,...
Chúc bạn chọn được phong thủy ngôi nhà như ý !